Đi cầu ra máu tươi là bệnh gì?

Hiện tượng đi cầu ra máu nhưng không đau cũng rất hay gặp. Vì không gây đau đớn nên nhiều người nghĩ đại tiện ra máu tươi đơn thuần chỉ là tổn thương hậu môn do việc rặn mạnh gây ra. Nhưng thực chất đây là dấu hiệu nguy hiểm không nên coi thường.

Đi cầu ra máu là hiện tượng phổ biến. Lượng máu thoát ra mỗi lần đại tiện có thể có màu đỏ sẫm, màu đen, hay đỏ tươi,… và kèm theo là các biểu hiện khác. Trong từng trường hợp cụ thể, đó là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau.

Vậy nếu đi cầu ra máu là bệnh gì?

Cẩn trọng với chứng đi cầu ra máu tươi

Khi bị đi vệ sinh ra máu bạn có thể gặp phải những căn bệnh nguy hiểm dưới đây:

Bệnh trĩ

Đi tiêu ra máu tươi, sa búi trĩ, ngứa hậu môn, đau rát hậu môn là những triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu người bệnh chỉ tình cờ phát hiện phân có máu hoặc một chút máu tươi dính trên giấy vệ sinh mà không có cảm giác đau đớn như bệnh trĩ độ 3, độ 4.

Đi cầu ra máu nhưng không đau có thể là triệu chứng bệnh trĩ ở giai đoạn sớm

Trường hợp này cần được điều trị kịp thời, tránh chủ quan để bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, công việc và việc chữa trị rất khó khăn, tốn kém.

Xem thêm: bệnh trĩ có chữa khỏi không ?

Polyp trực tràng và đại tràng

Là tình trạng tăng sinh quá mức của niêm mạc hậu môn và trực tràng dẫn tới việc hình thành các khối u trong lòng hậu môn.

Đại tiện ra máu tươi nếu không gây đau có thể là dấu hiệu ban đầu cảnh báo bệnh polyp đại tràng, trực tràng. Thông thường hiện tượng này sẽ liên tục kéo dài và ngày càng có những triệu chứng nặng nề hơn. Khi các khối polyp đã phát triển mạnh, hoặc bị nhiễm trùng, sưng tấy,… sẽ gây đau đớn khó chịu.

Viêm loét đại trực tràng

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là căn bệnh hiếm gặp. Bệnh thường gặp ở Châu Âu và Bắc Mỹ nhưng thời gian gần đây có xu hướng tăng nhanh ở các quốc gia Châu Á – do đó không nên xem nhẹ.

Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng. Ở giai đoạn đầu bị bệnh thường bị nhầm là bị bệnh lý với các triệu chứng như: Cảm giác mót rặn, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân có nhiều nhầy máu, sốt; song điều trị không khỏi hoặc kéo dài bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng và lúc này đại tiện chỉ thấy nhầy máu mà không có phân, sút cân. Có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: áp xe hậu môn, hẹp đại tràng, chảy máu trầm trọng, phình đại tràng nhiễm độc, viêm da mủ hoại thư, viêm xơ đường mật tiên phát, viêm thận bể thận và sỏi, thậm chí là nguy cơ ung thư hóa.

Bị đi cầu ra máu tươi nhưng không đau nên làm gì?

Khi gặp phải hiện tượng này, người bệnh cần bình tĩnh xử trí đúng cách bằng việc: Điều chỉnh chế độ ăn uống với thực đơn cân bằng, bổ sung nhiều hơn các thực phẩm giàu chất xơ và có tính tạo máu, uống nhiều nước hơn; tránh căng thẳng áp lực; đặc biệt tránh xa các chất kích thích; vệ sinh hậu môn sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm trùng,…

Bên cạnh đó, cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có cách điều trị phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc tự chữa trị hay cầm máu tại nhà, khiến bệnh nặng và có thể gây nguy hiểm.

Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa TPHCM về vấn đi cầu ra máu là bệnh gì ? Nếu bạn còn thắc mắc gì xin liên hệ với chúng tôi bằng cách nhấp vào tư vấn bệnh đi cầu ra máu bên dưới.

Phòng Khám Đa Khoa TPHCM (Được sở y tế cấp phép hoạt động)

Tư vấn bệnh đi cầu ra máu miễn phí với Hotline: 0286 2857 515